Tiếng Việt English
Thứ năm, 28 tháng 3 năm 2024

Ủy ban Quốc gia Đức tài trợ kinh phí cho học sinh làm trợ giảng tại các lớp dạy nghề Làng Hữu nghị Việt Nam

Nhằm động viên một số học sinh tiêu biểu ở các lớp dạy nghề và giảm bớt áp lực cho các giáo viên, 5 em học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập được Làng Hữu nghị Việt Nam chọn làm các học sinh trợ giảng cho các lớp dạy nghề.

 

Nhằm động viên một số học sinh tiêu biểu ở các lớp dạy nghề và giảm bớt áp lực cho các giáo viên, 5 em học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập được Làng Hữu nghị Việt Nam chọn làm các học sinh trợ giảng cho các lớp dạy nghề. Các em gồm: Bùi Thị Hóa, học sinh lớp cắt may công nghiệp; Trung Thị Thanh Bình, học sinh lớp thêu ren; Phạm Thị Nga, học sinh lớp dệt Saori; Lê Văn Đô, học sinh lớp vi tính; Vũ Thị Thu, học sinh lớp Hoa.

Em: Bùi Thị Hóa

Em: Trung Thi Thanh Bình

Em: Phạm Thị Nga

     

Em: Lê Văn Đô

 Em: Vũ Thị Thu

Theo đề xuất của Ban Giám đốc Làng Hữu nghị, Bà RosiHohnMizo, chủ tịch Ủy ban Quốc tế và kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đức về Làng Hữu nghịViệt Nam đã quyết định tài trợ kinh phí cho 5 học sinh trợ giảng các lớp nghề với tổng số tiền 5.500 Euro (143.000.000vnd) từ ngày01/6/2021 đến 30/12/2023, mỗi học sinh được nhận mức hỗ trợ trợ giảng 1.000.000đ/tháng. Bà RosiHohnMizo gửi thư cảm ơn Ban Giám đốc đã đánh giá đúng năng lực, kỹ năng, tinh thần học tập của học sinh và tạo cơ hội việc làm cho họ. Bà cũng bày tỏ đây là việc làm rất quan trọng, học sinh sẽ có cơ hội được làm việc, được phát triển kỹ năng của mìnhvà mong muốnsẽ hỗ trợ lâu dài cho các học sinh này trong tương lai.

Trung bình một giáo viên phải dạy và quản lý lớp học từ 13 đến 16 em học sinh khuyết tật với khả năng nhận thức khác nhau. Nhằm giảm bớt công việc cho giáo viên, hàng ngày các học sinh trợ giảng giúp giáo viên của mình hướng dẫn các bạn cùng lớp tiếp thu những kiến thức mới được học trong ngày, ngồi cạnh từng bạn chỉ bảo từng thao tác nhỏ cho đến khi bạn hiểu được bài và thực hành thành thạo bài học. Bên cạnh đó, học sinh trợ giảng cùng giáo viên đưa ra  những ý tưởng và thiết kế các mẫu mã sản phẩm mới như túi sách, khăn quàng cổ, hoa lụa và các sản phẩm in chữ, in hình ảnh lên cốc, đĩa bán cho khách đến thăm làm đồ lưu niệm hoặc quà tặng…Các sản phẩm do các cháu làm ra đều được các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và đánh giá cao.

Sự hỗ trợ của Ủy ban Đức không những tạo cho các em học sinh khuyết tật – nạn nhân chất độc da cam/ dioxin có thêm niềm tin trong cuộc sống, mà còn tạo động lực cho các em tiếp tục nỗ lực học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện thành thạo các kỹ năng, thao tác trong công việc trợ giảng để giúp đỡ được nhiều học sinh khác ở Làng Hữu nghị Việt Nam.

Bài: Nguyễn Ngọc Hà

Ảnh: ML